Bề mặt phải được chống thấma. Đảm bảo bề mặt tường khô trước khi thi côngBản chất tường xi măng luôn chứa đựng chất kiềm. Độ ẩm là tác nhân chính gây ra sự cố cho màng sơn như hiện tượng loang màu, phồng rộp về sau.Với bề mặt tường mới tô, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bão dưỡng (từ 21- 28 ngày) trong điều kiện thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 30oC, độ ẩm không khí 80%.
Kiểm soát độ ẩm tường bằng phương pháp dùng máy đo độ ẩm protimeter: Nếu độ ẩm tường đo được dưới 16% thì cho tiến hành bước thi công tiếp theo.
b. Đảm bảo bề mặt tường phải sạch (không có bụi bẩn, cát, dầu mỡ hay các tạp chất khác)
Độ sạch của bề mặt tường quyết định độ bám dính của hệ thống sơn.
Dùng đá mài, giáy nhám thô mài tường để loại bỏ các tạo chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên canh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
Sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng dụng cu thích hợp như: chổi, máy nén khí hay khăn sạch thấm nước.
Trong trường hợp tường quá khô hoặc bề mặt hút nước, cần phải làm gẩm và làm giảm nhiệt đọ trên bề mặt tườ bằng nước sạch theo phương pháp phun sương hoặc lăn rulo ướt trước khi trét bột.
c. Cần có những biện pháp chống thấm tại những vị trí dễ bị ngấm ẩm
Xử lý các khu vực dễ bị thấm bởi nước mưa/nguồn nước/ nguồn ẩm:
Chân tường
Mặt khuất Ceno
Mép tiếp xúc giữa các loại vật liệu khác nhau: mép cửa sổ, tay vịn, lan can,…
Chống thấm mép tiếp xúc 2 loại vật liệu khác nhau
Chống thấm chân tường và mặ khuất không thi công sơn
2. Đối với bề mặt tường cũ:
Đối với bề mặt tường cũ, cần rửa sạch các loại tảo, nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột bả cũ,… bằng máy phun nước sạch áp suất cao. Xử lý các khu vực bị nấm mốc, tảo nấm bằng dung dịch chuyên dụng.
Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ dể đảm bảo độ bám dính của bề mặt
Bước 2: Thi công bột trét
Việc bả tường sẽ làm cho tường nhẵn mịn, đồng đều và tốn ít vật liệu sơn hơn.
Bột trét là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ bám dính của các lớp sơn. Hiện tượng bong tróc hầu hết xảy ra trên các bề mặt bột trét kém chất lượng hoặc do bề mặt bột trét không được vệ sinh kỹ lớp bột bụi trước khi thi công sơn.
Trình tự thi công bột trét: Trộn bột –> Trét bột –> Xả nhám –> Vệ sinh
1. Trộn bột
Trộn bột tỷ lệ (2 – 2,5) phần bột với 1 phần nước (dổ nước sạch vào thùng trước rồi cho bột vào từ từ). Trộn đều cho đến khi bột trong thùng đạt trạng thai dẻo đồng nhất. Để yên hỗn hợp trên từ 10- 15 phút trước khi tiến hành trét bột.
2. Trét bột
Dụng cụ thi công: bàn bả, dao bả
Trét 2 lớp. Sau khi trét lớp thứ nhất, để khô tự nhiên từ 1- 2 giờ thì tiến hành trét lớp thứ 2.
Thi công trong điều kiện thười tiết thông thường (nhiệt độ trung bình 30 độ, độ ẩm không khí 80%)
Trong khi thi công cần miết chặt bay và nên đảo bay (4 – 5 lần) khi bột còn ướt để loại bỏ bọt khí trên bề mặt tường.
Không nên trét bột khi thời tiết quá nóng, khi tường quá khô hoặc quá ẩm. Tổng độ dày 2 lớp bột trét không quá 3mm. Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả. trộn bột vừa đủ khối lượng sử dụng.
Luu ý: Bột cần được thi công tối đa trong vòng sau khi trộn.
Sau khi trét lớp thứ 2 khoảng 1 ngày thì tiến hành xả nhám
3. Xả nhám và vệ sinh
Việc xả nhám giúp cho tường trở nên phẳng và mịn.
Dùng giấy nhám hạt nhỏ để tạo độ mịn cho bề mặt tường
Vuốt lại các góc cạnh bề mặt cho sắc nét.
4. Vệ sinh
Sau khi xả nhám bề mặt tường cũ thường có rât nhều bột bụi nên phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ:
dùng chổi quét nhẹ bề mặt bột trét cho hết lớp bột áo bám ngoài hoặc dùng khăn ướt hoặc con lăn thấm nước lăn lại sau đó chờ khoảng nửa ngày cho tường khô trở lại (kiểm tra bề mặt bột trét sau khi xả nhám bằng cách xoa tay trên bề mặt tường, nếu không thấy bụi bay là đạt)
Lưu ý: Không áp dụng cho những công trình không thi công bột trét.
Bước 3: Thi công sơn
1. Các dụng cụ thi công chính:
- Cọ: Dùng để thi công những vị trí góc cạnh mà rulo không thể thi công tới được hoặc cắt cổ trần.
- Súng phun sơn: Thi công các mảng tường lớn.
2. Nguyên tắc thi công sơn
Thi công từ ngoài vào trong
Thi công từ trên xuống dưới
Thi công từ vị trí khó đến vị trí dễ
Thi công liên tục để tránh hiện tượng khác màu trên cùng 1 mảng tường
3. Thi công sơn lót (1 lớp)
Pha sơn lót với nước sạch theo tỷ lệ tối đa 10%
Trước khi sơn lót cần kiểm tra lại độ ẩm trên tường để đảm bảo tường đạt độ khô theo yêu cầu.
Tiến hành thi công sơn lót sau khi trét bột ít nhất 7 ngày
Dùng rulo hoăc máy phun thông thường sơ 1 lớp sơn lót, bề mặt sau khi thi công phải đảm bảo phủ kín bề mặt tường và có tác dụng làm cho màu sắc lớp sơn phủ đồng đều.
Chờ tối thiếu 1 – 2 giờ trước khi thi công sơn phủ
Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp
4. Thi công sơn phủ (hoàn thiện)
Dùng rulo hay máy phun thông thường thi công 2 lớp sơn phủ bảo vệ màu.
Có thể pha thêm tối đa 10% nước sạch theo thể tích trong quá trinh thi công
Sơn 1 lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100 Micromet
Các lớp sau cách nhau từ 2-3 giờ
Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp
5. Các lưu ý chung khi thi công sơn
Pha sơn vừa đủ khối lượng sơn dùng trong ngày, dùng ngay sau khi mở nắp.
Thi công 1 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ. Sau đó tiến hành các công việc như: lắp cửa, lắp hệ thống điện,… dặm vá các vết xước. Sau khi hoàn tất các công việc này, tiến hành thi công 1 lớp sơn phủ hoàn thiện trên toàn bộ mảng tường.
Khi tiến hành sơn cần tránh hiện tượng sơn cách nửa và hạn chế tôi đa việc dặm vá. Nếu cần dặm vá, phải sơn lót cả những chỗ dặm vá để tránh bị các đốm màu trên tường.
Luôn đảm bảo lông rulo luôn xếp vào trong khi hoàn thiện bề mặt sơn.
Chỉ thi công trong điều kiện thời tiết tốt, không có mưa
Không thi công sơn pha sẵn tại nhà máy và sơn pha màu tại các cửa hàng trên cùng một mảng tường.
Tham khảo thêm các thông tin kỹ thuật ghi trên sản phẩm.
Các yêu cầu khi thực hiện quy trình thi công sơn Dulux